Cây Bơ nói chung và Giống Bơ 034 muộn nói riêng nhìn chung dễ chăm sóc, đặc biệt Giống Bơ 034 còn có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, Bà con trồng Bơ 034 cũng không nên chủ quan, cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Bơ làm ảnh hướng đến năng suất và thiệt hại kinh tế. Khi Cây Bơ 034 bị sâu bệnh phải làm sao? Đây là câu hỏi mà được nhiều Bà con trồng Bơ gửi về cho chúng tôi, hi vọng qua bài viết này Bà con sẽ đề cao các biện pháp phòng trừ sâu bệnh sớm cho Cây Bơ.
Cây Bơ Giống 034 bị sâu bệnh phải làm sao
Cây Bơ Giống 034 thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như Sâu Cuốn Lá, Sâu Cắn Lá, Rầy Bông, Bệnh Thối Rễ, Bệnh Đốm Lá, Bệnh Héo Rũ… dưới đây là mô tả chi tiết về cách các loại sâu bệnh gây hại và cách diệt trừ Bà con tham khảo nhé.
Các loại Sâu phổ biến gây hại Cây Bơ 034
Sâu Cuốn Lá: Đặc điểm nhận dạng là loài sâu này dài khoảng 10mm, màu xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Chúng gây hại bằng cách nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Khi sâu trưởng thành, sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.
Cách diệt trừ: Bà con dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều kiện, trước khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của thuốc.
Sâu Cắn Lá: Có rất nhiều loài, sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Bà con có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.
Cách diệt trừ: Bà con dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều kiện, trước khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của thuốc.
Sâu Cắn Lá: Có rất nhiều loài, sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Bà con có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.
Các loại Sâu phổ biến gây hại Cây Bơ 034
Cách phòng trừ: Ngay khi phát hiện sâu hại Bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Decis, Cymbush, Ambush để diệt trừ. Bà con lưu ý là nếu chuẩn bị thu hoạch thì không nên sử dụng các loại thuốc hóa học này trong vòng 14 ngày.
Rầy Bông: Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chúng chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.
Cách diệt trừ: Bà con có thể dùng supracide, suprathion, bassa,… phun trừ Rầy khi thấy xuất rầy xuất hiện.
Các loại bệnh phổ biến gây hại Cây Bơ 034
Bệnh Thối Rễ: Nguyên nhân của bệnh là do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.
Cách phòng trừ: Bà con không dùng hạt giống hay cây giống ghép bị nhiễm bệnh và vệ sinh vườn ươm sạch sẽ phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn. Bà con cũng cần trồng Bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa. Bà con cần kiểm tra Vườn Bơ thường xuyên để phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng, vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.
Cách phòng trừ: Bà con không dùng hạt giống hay cây giống ghép bị nhiễm bệnh và vệ sinh vườn ươm sạch sẽ phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn. Bà con cũng cần trồng Bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa. Bà con cần kiểm tra Vườn Bơ thường xuyên để phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng, vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.
Các loại bệnh phổ biến gây hại Cây Bơ 034
Bệnh Đốm Lá: Trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Bệnh có thể lây qua trái, bệnh tồn tại trên lá già để phát tán khi có điều kiện thích hợp.
Cách phòng trừ: Bệnh Đốm Lá có khả năng quan sát và phát hiện kịp thời nếu Bà con thường xuyên thăm vườn và quan sát.Trong quá trình chăm sóc cây Bà con cần chú ý các biện pháp kỹ thuật, tỉa cành và rong tỉa các cây trong vườn sao cho vườn cây được thông thoáng. Bà con cần chú ý loại bỏ ngay những lá cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh bệnh lây lan. Và bón phân hợp lý. Nếu bệnh nặng cần chú ý sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Bệnh Héo Rũ: Lá héo, chết rất nhanh, nếu lột vỏ cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Bà con có thể dùng thuốc hóa học Anvil, Daconil, Aliette,… để phòng trừ.